Bài học về chuyển đổi số

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


Description: logo-dai-hoc-thu-do-ha-noi

BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN HỌC PHẦN
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC




 
Họ và tên: Trần Thị Thuý Nga  
Mã học viên: 22ĐHTĐ0201  
Lớp: ƯD4-TO
Giảng viên: TS. Hoàng Thị Mai

 






Hà Nội, tháng 12 năm 2022
  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ GÌ
Mặc dù thuật ngữ chuyển đổi số đã xuất hiện phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, tuy nhiên lại không có một định nghĩa chung nào chính xác về chuyển đổi số là gì.
Tạp chí trực tuyến, cộng đồng xã hội dành cho các chuyên gia CNTT, khái niệm chuyển đổi số 4.0 là “cách sử dụng công nghệ để thực hiện lại quy trình sao cho hiệu quả hơn hoặc hiệu quả hơn.”
Microsoft lại cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.”
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ, dựa vào mục đích, cơ cấu của doanh nghiệp giáo dục. Hiện tại, được ứng dụng dưới 2 hình thức chính:
  • Ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy: công nghệ trong lớp học: Công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất.
Xu hướng công nghệ số không gian giảng dạy, học tập cần được nhân rộng, các thiết bị thông minh được lắp đặt tại các lớp học như: Cậy máy tính, kết nối với màn hình ti vi 40 ing, loa đã được đưa vào sử dụng.
  • Ứng dụng công nghệ trong quản lý: Công cụ vận hành, quản lý
Ứng dụng công nghệ này, giúp người học dễ dàng trong tra cứu thông tin khi đến thư viện, hay giáo viên, quản lý có thể quản lý được bảng điểm học sinh, thời khóa biểu, hay các thông tin khác.
  1. KHUNG CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có 4 yếu tố:
  • Lãnh dạo và chính sách và tầm nhìn của sự thay đổi.
  • Dạy và học.
  • Môi trường thông minh; kết hợp việc học trực tuyến và trực tiếp sao cho hiệu quả
  • Thành côn của học sinh và nhà trường.
Các dự án chuyển đổi thành công nhất trên thế giới đều có chung cách tiếp cận, đó là cách tiếp cập mang tính hệ thống, có phương pháp và toàn diện.
Thành quả của những nỗ lực này chính là Khung chuyển đổi giáo dục được xây dựng dựa trên nghiên cứu mới nhất về chuyển đổi chính sách, lãnh đạo và phương pháp sư phạm hiệu quả.
Ví dụ về những cách làm hiệu quả và chưa hiệu quả sẽ giúp nhà trường tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Nhận thức được rằng bối cảnh mỗi trường khác nhau và sự thay đổi có thể diễn ra trên “toàn trường” hoặc “theo cấp độ tăng dần”, khung chuyển đổi này mang tính chất mở và không bó buộc, cung cấp một điểm khởi đầu linh hoạt.
Theo khung chuyển đổi giáo dục, sự thành công của người học là cái đích của giáo dục. Sự thành công của người học là nhờ vào người giáo viên biết dùng công nghệ. Thầy cô giáo đã thay đổi nhận thức về chuyển đổi giáo dục, kĩ năng dạy học với sự hỗ trợ của các công cụ số là trung tâm của quá trình chuyển đổi số trong dạy và học. Dạy học cần lấy người học làm trung tâm, trẻ được học tập trải nghiệm và học tập sáng tạo. Vai trò của người giáo viên là truyền cảm hứng, động viên khích lệ và hướng dẫn người học. Thiết bị không phải là trung tâm.
         3. ÁP DỤNG KHUNG CHUYỂN ĐỔI CỦA MICROSOFT CHO ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
   3.1 Đánh giá hiện trạng và mục tiêu chuyển đổi của đơn vị theo các tiêu chí đánh giá trường học điển hình của Microsoft

Lợi ích chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Công nghệ số đã mở ra không gian học tập thoải mái qua mạng Internet, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi. Giờ đây có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng, thuận tiện hơn. Chính điều này, đã mở ra cho Việt Nam nói riêng một nền giáo dục mở hoàn toàn mới

Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nhà trường. Phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tư tưởng, quyết tâm thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Phổ biến đến từng cá nhân giáo viên, cán bộ quản lý. Cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục.

Tiêu chí, chỉ số đánh giá chuyển đổi số các cơ sở giáo dục và đào tạo được xây dựng trên tiêu chí bám sát nội dung chương trình chuyển đổi số quốc gia. Áp dụng cho các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học trong và ngoài công lập.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là nhu cầu cấp thiết, nhất là trong sự chuyển đổi mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp. Việc xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết. Các chỉ số từ bộ chỉ số sẽ là căn cứ để thúc đẩy chuyển đổi số ở các cơ sở giáo dục; đồng thời, chỉ ra điểm mạnh cần phát huy, điểm hạn chế cần khắc phục và cung cấp thông tin hỗ trợ các cơ sở giáo dục có giải pháp phù hợp. Nhờ bộ chỉ số sẽ giúp các cơ sở giáo dục và đào tạo tiết kiệm được rất nhiều thời gian để thực hiện công cuộc chuyển đổi số trong các hoạt động.
Đại dịch Covid-19 đã cho thấy vai trò quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy và học, quản lý nhà trường, xong vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để quá trình chuyển đổi số trong giáo dục được tốt hơn trong thời gian tới để phù hợp với bộ chỉ số về chuyển đổi số trong giáo dục như; trình độ công nghệ thông tin của giáo viên không đồng đều; CSVC còn khó khăn, công tác chi cho việc học tập bồi dưỡng về CNTT còn hạn chế.
Xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo không chỉ để đánh giá mà là thước đo để các nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục có định hướng để đầu tư, thúc đẩy giáo dục. Quan trọng nhất trong việc xây dựng chỉ số đánh giá chuyển đổi số trong giáo dục là phải mang lại được lợi ích cho người học.
2. Đánh giá nhà trường của mình hiện tại đang ở mức độ nào?
Khi nói đến từ “Chuyển đổi số” thì đa số GVNV chưa hiểu và nghĩ rằng nhà trường bày thêm việc cho GVNV. Với cách tuyên truyền của lãnh đạo nhà trường để GVNV hiểu một cách đơn giản nhất là; khi GV sử dụng phiên bản Word 2003 đến các phiên bản nâng cao hơn 2013 để đánh máy được nội dung kế hoạch tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ và kế hoạch giáo dục tháng, biết điểm danh trẻ trên phần mềm, đánh giá công chức viên chắc hằng tháng là bước đầu khởi động cho việc thực hiện chuyển đổi số.
Trường Mầm non Bích Hoà, xã Bích hoà, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay đang ở mức độ “Khởi động” về thực hiện chuyển đổi số.
Hằng năm nhà trường đóng phí nâng cấp 5 phần mềm với số tiền 16.500 000đ/năm để được sử dụng đó là: Phần mềm quản lý trường MN PMS; phần mềm quản lý tài sản công; phần mềm kế toán kế toán; phần mềm nuôi dưỡng, phần mềm quản lý giáo dục – quản lý chuyên môn; Phần mềm vận hành Website.
* Có 2 phần mềm miễn phí sử dụng rất nhiều và hiệu quả đó là:
- Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và đào tạo Hà Nội. (https://csdl.hanoi.edu.vn) Trung tâm dữ liệu giáo dục dành cho các khối học từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT đến Giáo dục thường xuyên. Dữ liệu ngành giáo dục liên tục được cập nhật hàng ngày để đảm bảo tính chính xác, đồng nhất toàn quốc. Trong phần mềm này sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin chi tiết của trường học, lớp học, nhân sự, học sinh, cơ sở vật chất, tài chính,... Qua đó đã số hóa, về lý lịch, gắn mã định danh 521 hồ sơ học sinh và các mục quản lý học sinh về sức khoẻ nuôi dưỡng, hoàn thành chương trình giáo dục mầm non…, 55 hồ sơ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được cập nhật lý lịch và trình độ chuyên môn, đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV…, thông tin về cơ sở vật chất, nhà vệ sinh trường học. Khi xảy ra dịch Covid -19 phần mềm đã bổ sung vào các mục liên quan đến việc thống kê số liệu người mắc bệnh và khai báo tiêm phòng Covid đã được nhà trường cập nhật đày đủ, kịp thời.
- Phần mềm đánh giá công chức viên chức hằng tháng (https://dgcbccvc.hanoi.gov.vn). Phần mềm giúp nhà trường lưu trữ dữ liệu đánh giá của tập thể và cá nhân nhiều năm và chi tiết hằng tháng. Khi thực hiện phần mềm đánh giá CCVC nhà trường không còn phải lưu bản giấy của từng cá nhân (tốn kém tiền cho việc in ấn và mất nhiều thời gian cho Cán bộ quản lý về việc phải nhận xét xếp loại cho từng cá nhân vào phiếu)
Nhà trường còn thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác tuyển sinh trực tuyến cho trẻ 5 tuổi: thu nộp hồ sơ xét tuyển và xác nhận nhập học đều được thực hiện theo hình thức trực tuyến đối với tất cả trẻ trong thời gian giãn cách xã hội. Từ năm 2021 tích hợp nền tảng thanh toán trực tuyến cung cấp trên Cổng dịch vụ công với chữ ký số của Hiệu trưởng và Kế toán. Lưu trữ văn bản đi đến trên Drive, lưu trữ các tệp tin cần thiết trên Coud của điện thoại thông minh…
Với tâm lý của người học là đối tượng trẻ độ tuổi mầm non; học thông qua chơi, tư duy trực quan hình tượng nên việc ứng dụng CNTT trong dạy học được nhà trường tăng cường triển khai, thực hiện các buổi sinh hoạt chuyên môn và họp hội động theo hình thức trực tuyến giúp các các cô giáo từng bước thay đổi nhận thức về chuyển đổi số.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong 2 năm qua, trường Mầm non không phải dạy học trực tuyến như các cấp học khác. Mà thực hiện theo hình thức GV quay tổ chức quay video tại nhà hoặc ở lớp các hoạt động được nhà trường phê duyệt, đồng thời lập nhóm Zalo của lớp gửi bài đến CMHS và hướng dẫn CMHS cùng phối hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả giáo viên và trẻ. Áp dụng các ứng dụng công nghệ vào dạy học đã trở thành nhu cầu cấp thiết đối với nhiều giáo viên khi tương tác trực tuyến với CMHS và trẻ, bởi sẽ giúp trẻ hứng thú, tiếp thu bài học dễ dàng hơn. 
Với cấp học Mầm non không có giáo viên chuyên biệt về tin học, chính vì vậy giáo viên có trách nhiệm tự trau dồi, tự bồi dưỡng, tăng cường các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, làm sao cho bài giảng của họ thú vị hơn". Nên giáo viên đã trao đổi và dướng dẫn lẫn nhau trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi học tập theo nhóm (người biết nhiều hướng dẫn cho người biết ít) cài đặt để sử dụng các phần mềm miễn phí trên mạng để tạo ra các video, bài giảng điện tử powerpoint, E-learning có chất lượng để tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí giảm thiểu sự lãng phí cho việc in ấn và thời gian làm đồ dùng của giáo viên.
Nhà trường tạo ra gmail kho học liệu lưu trữ các sản phẩm CNTT, tài liệu học tập của GV để sử dụng chung. Vì vậy giúp GV có khả năng tiếp cận dễ dàng tìm kiếm thông tin và khai thác chuyên sâu các khía cạnh mà GV quan tâm. Tạo môi trường giáo dục trẻ được tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện và dễ dàng trên mọi thiết bị (máy tính, lttop, martphone, ti vi kết nối Internet, máy chiếu…)
Chuyển đổi số sẽ tạo ra kho học liệu mở khổng lồ cho người học. Với cấp MN sẽ tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh có thể truy cập vào các tài nguyên học tập giúp cho trẻ học một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn. Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền các hoạt động của nhà trường với công chúng qua trang Fanpage và Website của nhà trường. Giáo viên các lớp làm tốt công tác tuyên truyền với CMHS trên nhóm Zalo.
"Trong năm 2022, trường Mầm non Bích Hoà đã xác định là 1 năm rất là tập trung để triển khai Đề án Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, trong đó xây dựng hạ tầng về công việc, về nguồn dữ liệu và những vấn đề về việc ứng dụng và khai thác để vừa phục vụ cho việc đổi mới hoạt động dạy học, đồng thời cũng chính là một việc rất thiết thực trong việc ứng phó với dịch bệnh". Đồng thời cũng là thực hiện tuần lễ học tập suốt đời năm 2022 với Chủ đề: “Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch Covid-19”

3.2 Kế hoạch chuyển đổi của đơn vị theo từng khía cạnh của khung chuyển đổi (trong 3-5 năm tới).
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
          Tạo sự chuyển biến trong đơn vị về chuyển đổi số nhằm theo kịp xu thế phát triển của xã hội, phấn đấu đạt mức phát triển ở cả 5 tiêu chí trong 3 năm tới.
          Quá trình chuyển đổi số phát triển đồng bộ với việc đổi mới chuyên môn, công tác quản lý và các kĩ năng nghiệp vụ khác của đơn vị mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Trong 3-5 năm tới nhà trường tiếp tục đẩy mạnh thực hiện số hóa, phát triển dữ liệu kết hợp với khai thác, sử dụng hiệu quả các phần mềm, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã xây dựng, triển khai. Nhà trường tiếp tục phát triển và nâng cao hơn về công tác chuyển đổi số. Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
II. NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI VÀ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU :
Ảnh có chứa văn bảnMô tả được tạo tự động
III. BIỆN PHÁP:
          1. Đánh giá thực trạng chuyển đổi số tại đơn vị:
Qua quan sát, khảo sát tình hình thực tế, căn cứ khung tiêu chí đánh giá trường học điển hình, tôi tự nhận thấy ở 5 tiêu chí, trường tôi đều đang ở mức Khởi động.
'Ảnh có chứa bàn

Mô tả được tạo tự động'
2. Xây dựng mục tiêu:
Nắm bắt tình hình chuyển đổi số mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam nói chung, trong các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đồng thời căn cứ năng lực thực tế của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường xây dựng mục tiêu 3 năm tới các tiêu chí đạt mức 2: Phát triển, tầm nhìn 5 năm duy trì mức phát triển và một số tiêu chí ở mức nâng cao.
3. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về chuyển đổi số:
Trước tiên, hiệu trưởng phải là người thay đổi lối nghĩ, thay đổi cách làm, đi tiên phong trong việc chuyển đổi số. Hiệu trưởng không ngại khó, tích cực học hỏi và sử dụng các ứng dụng CNTT, các phần mềm trong công tác quản lý, tăng cường ở mức cao nhất sử dụng công nghệ số để quản lý nhà trường. Ngoài những phần mềm ứng dụng phải sử dụng do yêu cầu bắt buộc của cấp trên, hiệu trưởng cần tích cực tìm tòi, khai thác và sử dụng những phần mềm ứng dụng phù hợp để phục vụ công tác quản lý nhằm nêu gương tốt và truyền cảm hứng cho giáo viên, nhân viên học tập.
          Lồng ghép nội dung tuyên truyền về chuyển đổi số vào các buổi sinh hoạt chuyên đề, buổi họp cơ quan, họp cha mẹ học sinh để giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh nhận thức được ích lợi của chuyển đổi số, đó là chuyển đổi số giúp cho giáo viên đỡ vất vả hơn, tiết kiệm tiền của, tài nguyên, hiệu quả giáo dục cao hơn từ đó chất lượng cuộc sống tốt hơn. Việc chuyển đổi số là cần thiết vì nếu không chuyển đổi sẽ tụt hậu.
4. Xây dựng cơ chế động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể tích cực chuyển đổi số:
          Đưa nhiệm vụ chuyển đổi số vào tiêu chí thi đua, có khen thưởng động viên kịp thời. Qua dự giờ, thăm lớp, kiểm tra công việc, phát hiện những nhân tố điển hình tích cực trong chuyển đổi số, kịp thời biểu dương nhằm lan tỏa trong cơ quan. Nhà trường tổ chức một số cuộc thi có liên quan đến chuyển đổi số, ứng dụng CNTT giúp giáo viên khẳng định bản thân như thi thiết kế video bài gảng, bài giảng PowerPoin, bài giảng E-learning, tạo trò chơi cho trẻ được tương tác trải nghiệm.
5. Tạo thói quen ứng dụng CNTT trong công tác quản lý giáo dục, quản lý học sinh, liên lạc với CMHS:
Nhà trường, giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh ứng dụng CNTT trong giảng dạy, quản lý học sinh như; Zalo, fanpager, điểm danh trẻ hàng ngày, Cơ sở dữ liệu ngành quản lý hồ sơ học sinh, tuyển sinh đầu cấp, … Xong cũng cần lưu ý Tích cực chuyển đổi số nhưng không lạm dụng công nghệ:
          Song song với việc thực hiện các giải pháp, nhà trường cần tích cực cập nhật kịp thời các xu hướng chuyển đổi, các phần mềm ứng dụng mới hữu ích của ngành.
          6. Có đánh giá, rút kinh nghiệm theo học kì, theo năm học:
          Nhà trường đánh giá việc thực hiện chuyển đổi số đối với GV theo học kì và cuối năm học, nêu rõ các kết quả đạt được và cần khắc phục, từ đó rút kinh nghiệm phát huy quá trình chuyển đổi số theo lộ trình.
IV. KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT:
          1. Khó khăn:
          Phòng giáo dục và các phòng ban chưa có hướng dẫn hoặc cũng chưa cho phép các nhà trường lưu trữ hồ sơ điện tử.
          Mặt bằng dân trí chưa cao, phong trào ứng dụng CNTT, nhiều CMHS chưa quan tâm đến công tác phối hợp thực hiện cấp mã định danh của trẻ khiến việc nhập thông tin trẻ trên hệ thống cơ siwr dữ liệu chưa được đồng bộ. Một số giáo viên có tuổi ngại thay đổi, tâm lý thích làm theo thói quen sẵn có.
          2. Đề xuất:
          Đề nghị Bộ Giáo dục Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền có các văn bản chỉ đạo thống nhất về công tác chuyển đổi số.
 Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên chuyên trách công nghệ thông tin, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho CBGVNV
Kết luận: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chuyển đổi số trong giáo dục muốn phát triển tốt thì yếu tố nhân lực cần được ưu tiên nhất. Giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn, khuyến khích chia sẻ sáng kiến đổi mới với đồng nghiệp; công tác quản lý, dạy học cũng được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, giảm trung gian.
Có phòng học cho trẻ làm quen với máy tính và và màn hình tương tác trực tiếp để trẻ được trải nghiệm và thực hành thao tác.
Theo các chuyên gia để chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo hiệu quả, rất cần một nền tảng công nghệ chung của quốc gia, được coi là bệ phóng để ngành giáo dục bứt phá vươn lên. Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là vấn đề đầu tư thiết bị công nghệ, đó còn là văn hóa và con người. Thông qua việc số hóa tài liệu, bài giảng, cơ sở dữ liệu và đưa lên mạng internet, cả giáo viên và học sinh đều có thể cải thiện kỹ năng của mình, với mục tiêu chung tạo ra một quy trình giáo dục hấp dẫn và hiệu quả hơn./.

                                                                  Thanh Oai, ngày 26/12/2022
                                                                                          Học viên


                                                                                 Trần Thị Thúy Nga


         



 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Bài học về chuyển đổi số
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Trần Thị Thúy Nga (ngacottamhung@gmail.com)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Bài tập
Gửi lên:
07/01/2023 16:05
Cập nhật:
07/01/2023 16:05
Người gửi:
mnbichhoa
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
1.70 MB
Xem:
758
Tải về:
17
  Tải về
Từ site Mầm non Bích Hoà:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây